Dựa vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ, cha mẹ có thể quan sát, đánh giá trực quan trình trạng sức khỏe của trẻ, từ đó chủ động tư vấn chuyên gia để có hướng chăm sóc trẻ phù hợp nhất. Hãy cùng Thegioigiadinh tìm hiểu về chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai và bé gái trong bài viết sau đây.
Mục lục
- Tại sao cần quan tâm đến bảng chiều cao cân nặng của trẻ?
- Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0 đến 5 tuổi
- Bảng chiều cao cân nặng bé trai từ 0 đến 5 tuổi
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ
- Cách tăng chiều cao cho trẻ: 3 giai đoạn quan trọng
- Cách tăng chiều cao an toàn và nhanh chóng cho trẻ
Tại sao cần quan tâm đến bảng chiều cao cân nặng của trẻ?
Quan sát bé yêu trưởng thành, cao lớn hơn mỗi ngày chính là niềm vui của các bậc cha mẹ. Cân nặng, chiều cao của trẻ luôn không ngừng thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời. Yếu tố này phản ánh tình trạng sức khỏe, thể chất cũng như khả năng phát triển của trẻ. Bởi vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ ngay từ trong thai kỳ, trong giai đoạn sơ sinh và tiếp tục trong suốt quá trình trẻ tăng trưởng và phát triển sau đó.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn của bé tương ứng với từng độ tuổi. Từ những chỉ số này, cha mẹ sẽ kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt giúp bé yêu phát triển toàn diện hơn.
Ngoài ra, việc thường xuyên theo dõi chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ còn giúp cha mẹ có thể phán đoán và xác định được một số bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng như thừa cân, béo phì hay thiếu cân, suy dinh dưỡng…, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có hướng xử lý kịp thời.
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0 đến 5 tuổi
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng bé gái theo từng tháng tuổi.
Bảng chiều cao chuẩn của bé gái(Đơn vị: cm)
(Theo Tiêu chuẩn phát triển của trẻ em WHO)
Tháng | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên |
0 | 45.4 | 49.1 | 52.9 |
1 | 49.8 | 53.7 | 57.6 |
2 | 53 | 57.1 | 61.1 |
3 | 55.6 | 59.8 | 64 |
4 | 57.8 | 62.1 | 66.4 |
5 | 59.6 | 64 | 68.5 |
6 | 61.2 | 65.7 | 70.3 |
7 | 62.7 | 67.3 | 71.9 |
8 | 64 | 68.7 | 73.5 |
9 | 65.3 | 70.1 | 75 |
10 | 66.5 | 71.5 | 76.4 |
11 | 67.7 | 72.8 | 77.8 |
12 | 68.9 | 74 | 79.2 |
13 | 70 | 75.2 | 80.5 |
14 | 71 | 76.4 | 81.7 |
15 | 72 | 77.5 | 83 |
16 | 73 | 78.6 | 84.2 |
17 | 74 | 79.7 | 85.4 |
18 | 74.9 | 80.7 | 86.5 |
19 | 75.8 | 81.7 | 87.6 |
20 | 76.7 | 82.7 | 88.7 |
21 | 77.5 | 83.7 | 89.8 |
22 | 78.4 | 84.6 | 90.8 |
23 | 79.2 | 85.5 | 91.9 |
24 | 80 | 86.4 | 92.9 |
24 | 79.3 | 85.7 | 92.2 |
25 | 80 | 86.6 | 93.1 |
26 | 80.8 | 87.4 | 94.1 |
27 | 81.5 | 88.3 | 95 |
28 | 82.2 | 89.1 | 96 |
29 | 82.9 | 89.9 | 96.9 |
30 | 83.6 | 90.7 | 97.7 |
31 | 84.3 | 91.4 | 98.6 |
32 | 84.9 | 92.2 | 99.4 |
33 | 85.6 | 92.9 | 100.3 |
34 | 86.2 | 93.6 | 101.1 |
35 | 86.8 | 94.4 | 101.9 |
36 | 87.4 | 95.1 | 102.7 |
37 | 88 | 95.7 | 103.4 |
38 | 88.6 | 96.4 | 104.2 |
39 | 89.2 | 97.1 | 105 |
40 | 89.8 | 97.7 | 105.7 |
41 | 90.4 | 98.4 | 106.4 |
42 | 90.9 | 99 | 107.2 |
43 | 91.5 | 99.7 | 107.9 |
44 | 92 | 100.3 | 108.6 |
45 | 92.5 | 100.9 | 109.3 |
46 | 93.1 | 101.5 | 110 |
47 | 93.6 | 102.1 | 110.7 |
48 | 94.1 | 102.7 | 111.3 |
49 | 94.6 | 103.3 | 112 |
50 | 95.1 | 103.9 | 112.7 |
51 | 95.6 | 104.5 | 113.3 |
52 | 96.1 | 105 | 114 |
53 | 96.6 | 105.6 | 114.6 |
54 | 97.1 | 106.2 | 115.2 |
55 | 97.6 | 106.7 | 115.9 |
56 | 98.1 | 107.3 | 116.5 |
57 | 98.5 | 107.8 | 117.1 |
58 | 99 | 108.4 | 117.7 |
59 | 99.5 | 108.9 | 118.3 |
60 | 99.9 | 109.4 | 118.9 |
Bảng cân nặng chuẩn của bé gái (Đơn vị: kg)
(Theo Tiêu chuẩn phát triển của trẻ em WHO)
Tháng | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên |
0 | 2.4 | 3.2 | 4.2 |
1 | 3.2 | 4.2 | 5.5 |
2 | 3.9 | 5.1 | 6.6 |
3 | 4.5 | 5.8 | 7.5 |
4 | 5 | 6.4 | 8.2 |
5 | 5.4 | 6.9 | 8.8 |
6 | 5.7 | 7.3 | 9.3 |
7 | 6 | 7.6 | 9.8 |
8 | 6.3 | 7.9 | 10.2 |
9 | 6.5 | 8.2 | 10.5 |
10 | 6.7 | 8.5 | 10.9 |
11 | 6.9 | 8.7 | 11.2 |
12 | 7 | 8.9 | 11.5 |
13 | 7.2 | 9.2 | 11.8 |
14 | 7.4 | 9.4 | 12.1 |
15 | 7.6 | 9.6 | 12.4 |
16 | 7.7 | 9.8 | 12.6 |
17 | 7.9 | 10 | 12.9 |
18 | 8.1 | 10.2 | 13.2 |
19 | 8.2 | 10.4 | 13.5 |
20 | 8.4 | 10.6 | 13.7 |
21 | 8.6 | 10.9 | 14 |
22 | 8.7 | 11.1 | 14.3 |
23 | 8.9 | 11.3 | 14.6 |
24 | 9 | 11.5 | 14.8 |
25 | 9.2 | 11.7 | 15.1 |
26 | 9.4 | 11.9 | 15.4 |
27 | 9.5 | 12.1 | 15.7 |
28 | 9.7 | 12.3 | 16 |
29 | 9.8 | 12.5 | 16.2 |
30 | 10 | 12.7 | 16.5 |
31 | 10.1 | 12.9 | 16.8 |
32 | 10.3 | 13.1 | 17.1 |
33 | 10.4 | 13.3 | 17.3 |
34 | 10.5 | 13.5 | 17.6 |
35 | 10.7 | 13.7 | 17.9 |
36 | 10.8 | 13.9 | 18.1 |
37 | 10.9 | 14 | 18.4 |
38 | 11.1 | 14.2 | 18.7 |
39 | 11.2 | 14.4 | 19 |
40 | 11.3 | 14.6 | 19.2 |
41 | 11.5 | 14.8 | 19.5 |
42 | 11.6 | 15 | 19.8 |
43 | 11.7 | 15.2 | 20.1 |
44 | 11.8 | 15.3 | 20.4 |
45 | 12 | 15.5 | 20.7 |
46 | 12.1 | 15.7 | 20.9 |
47 | 12.2 | 15.9 | 21.2 |
48 | 12.3 | 16.1 | 21.5 |
49 | 12.4 | 16.3 | 21.8 |
50 | 12.6 | 16.4 | 22.1 |
51 | 12.7 | 16.6 | 22.4 |
52 | 12.8 | 16.8 | 22.6 |
53 | 12.9 | 17 | 22.9 |
54 | 13 | 17.2 | 23.2 |
55 | 13.2 | 17.3 | 23.5 |
56 | 13.3 | 17.5 | 23.8 |
57 | 13.4 | 17.7 | 24.1 |
58 | 13.5 | 17.9 | 24.4 |
59 | 13.6 | 18 | 24.6 |
60 | 13.7 | 18.2 | 24.9 |
Bảng chiều cao cân nặng bé trai từ 0 đến 5 tuổi
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng bé trai theo từng tháng tuổi.
Bảng chiều cao chuẩn của bé trai (Đơn vị: cm)
(Theo Tiêu chuẩn phát triển của trẻ em WHO)
Tháng | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên |
0 | 46.1 | 49.9 | 53.7 |
1 | 50.8 | 54.7 | 58.6 |
2 | 54.4 | 58.4 | 62.4 |
3 | 57.3 | 61.4 | 65.5 |
4 | 59.7 | 63.9 | 68 |
5 | 61.7 | 65.9 | 70.1 |
6 | 63.3 | 67.6 | 71.9 |
7 | 64.8 | 69.2 | 73.5 |
8 | 66.2 | 70.6 | 75 |
9 | 67.5 | 72 | 76.5 |
10 | 68.7 | 73.3 | 77.9 |
11 | 69.9 | 74.5 | 79.2 |
12 | 71 | 75.7 | 80.5 |
13 | 72.1 | 76.9 | 81.8 |
14 | 73.1 | 78 | 83 |
15 | 74.1 | 79.1 | 84.2 |
16 | 75 | 80.2 | 85.4 |
17 | 76 | 81.2 | 86.5 |
18 | 76.9 | 82.3 | 87.7 |
19 | 77.7 | 83.2 | 88.8 |
20 | 78.6 | 84.2 | 89.8 |
21 | 79.4 | 85.1 | 90.9 |
22 | 80.2 | 86 | 91.9 |
23 | 81 | 86.9 | 92.9 |
24 | 81.7 | 87.8 | 93.9 |
24 | 81 | 87.1 | 93.2 |
25 | 81.7 | 88 | 94.2 |
26 | 82.5 | 88.8 | 95.2 |
27 | 83.1 | 89.6 | 96.1 |
28 | 83.8 | 90.4 | 97 |
29 | 84.5 | 91.2 | 97.9 |
30 | 85.1 | 91.9 | 98.7 |
31 | 85.7 | 92.7 | 99.6 |
32 | 86.4 | 93.4 | 100.4 |
33 | 86.9 | 94.1 | 101.2 |
34 | 87.5 | 94.8 | 102 |
35 | 88.1 | 95.4 | 102.7 |
36 | 88.7 | 96.1 | 103.5 |
37 | 89.2 | 96.7 | 104.2 |
38 | 89.8 | 97.4 | 105 |
39 | 90.3 | 98 | 105.7 |
40 | 90.9 | 98.6 | 106.4 |
41 | 91.4 | 99.2 | 107.1 |
42 | 91.9 | 99.9 | 107.8 |
43 | 92.4 | 100.4 | 108.5 |
44 | 93 | 101 | 109.1 |
45 | 93.5 | 101.6 | 109.8 |
46 | 94 | 102.2 | 110.4 |
47 | 94.4 | 102.8 | 111.1 |
48 | 94.9 | 103.3 | 111.7 |
49 | 95.4 | 103.9 | 112.4 |
50 | 95.9 | 104.4 | 113 |
51 | 96.4 | 105 | 113.6 |
52 | 96.9 | 105.6 | 114.2 |
53 | 97.4 | 106.1 | 114.9 |
54 | 97.8 | 106.7 | 115.5 |
55 | 98.3 | 107.2 | 116.1 |
56 | 98.8 | 107.8 | 116.7 |
57 | 99.3 | 108.3 | 117.4 |
58 | 99.7 | 108.9 | 118 |
59 | 100.2 | 109.4 | 118.6 |
60 | 100.7 | 110 | 119.2 |
Bảng cân nặng chuẩn của bé trai (Đơn vị: kg)
(Theo Tiêu chuẩn phát triển của trẻ em WHO)
Tháng | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên |
0 | 2.5 | 3.3 | 4.4 |
1 | 3.4 | 4.5 | 5.8 |
2 | 4.3 | 5.6 | 7.1 |
3 | 5 | 6.4 | 8 |
4 | 5.6 | 7 | 8.7 |
5 | 6 | 7.5 | 9.3 |
6 | 6.4 | 7.9 | 9.8 |
7 | 6.7 | 8.3 | 10.3 |
8 | 6.9 | 8.6 | 10.7 |
9 | 7.1 | 8.9 | 11 |
10 | 7.4 | 9.2 | 11.4 |
11 | 7.6 | 9.4 | 11.7 |
12 | 7.7 | 9.6 | 12 |
13 | 7.9 | 9.9 | 12.3 |
14 | 8.1 | 10.1 | 12.6 |
15 | 8.3 | 10.3 | 12.8 |
16 | 8.4 | 10.5 | 13.1 |
17 | 8.6 | 10.7 | 13.4 |
18 | 8.8 | 10.9 | 13.7 |
19 | 8.9 | 11.1 | 13.9 |
20 | 9.1 | 11.3 | 14.2 |
21 | 9.2 | 11.5 | 14.5 |
22 | 9.4 | 11.8 | 14.7 |
23 | 9.5 | 12 | 15 |
24 | 9.7 | 12.2 | 15.3 |
25 | 9.8 | 12.4 | 15.5 |
26 | 10 | 12.5 | 15.8 |
27 | 10.1 | 12.7 | 16.1 |
28 | 10.2 | 12.9 | 16.3 |
29 | 10.4 | 13.1 | 16.6 |
30 | 10.5 | 13.3 | 16.9 |
31 | 10.7 | 13.5 | 17.1 |
32 | 10.8 | 13.7 | 17.4 |
33 | 10.9 | 13.8 | 17.6 |
34 | 11 | 14 | 17.8 |
35 | 11.2 | 14.2 | 18.1 |
36 | 11.3 | 14.3 | 18.3 |
37 | 11.4 | 14.5 | 18.6 |
38 | 11.5 | 14.7 | 18.8 |
39 | 11.6 | 14.8 | 19 |
40 | 11.8 | 15 | 19.3 |
41 | 11.9 | 15.2 | 19.5 |
42 | 12 | 15.3 | 19.7 |
43 | 12.1 | 15.5 | 20 |
44 | 12.2 | 15.7 | 20.2 |
45 | 12.4 | 15.8 | 20.5 |
46 | 12.5 | 16 | 20.7 |
47 | 12.6 | 16.2 | 20.9 |
48 | 12.7 | 16.3 | 21.2 |
49 | 12.8 | 16.5 | 21.4 |
50 | 12.9 | 16.7 | 21.7 |
51 | 13.1 | 16.8 | 21.9 |
52 | 13.2 | 17 | 22.2 |
53 | 13.3 | 17.2 | 22.4 |
54 | 13.4 | 17.3 | 22.7 |
55 | 13.5 | 17.5 | 22.9 |
56 | 13.6 | 17.7 | 23.2 |
57 | 13.7 | 17.8 | 23.4 |
58 | 13.8 | 18 | 23.7 |
59 | 14 | 18.2 | 23.9 |
60 | 14.1 | 18.3 | 24.2 |
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ
1. Yếu tố di truyền
Việc nắm bắt và hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ có thể giúp cha mẹ đưa ra định hướng chăm sóc và nuôi dưỡng con tốt hơn. Nhờ đó, cha mẹ có thể nhờ chuyên gia tư vấn, can thiệp, tác động tích cực giúp trẻ trở nên khỏe mạnh cao lớn và cải thiện tầm vóc khi trường thành.
Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều nhận đủ những đặc điểm di truyền từ người cha và người mẹ. Theo bác sĩ Lê Bạch Mai, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng tác động đến sự phát triển của trẻ nhỏ cả về mặt trí tuệ và thể chất. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, yếu tố nhóm máu, cân nặng, lượng mỡ thừa của cha mẹ cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, gen di truyền không phải là yếu tố duy nhất quyết định tầm vóc của trẻ. Đối với các nước phát triển, khi mà tầm vóc đã được tối ưu, di truyền đóng góp 60-80% cho chiều cao. Tuy nhiên tại Việt Nam chiều cao chưa sử dụng được hết tiềm năng di truyền, Di truyền chỉ chiếm khoảng 23% trong các yếu tố tác động đến chiều cao của trẻ.
2. Chế độ dinh dưỡng của trẻ
Để cải thiện chiều cao của trẻ, cha mẹ cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ và thay đổi khoa học theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Trong đó, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý đến những giai đoạn vàng sau để phát triển chiều cao, cân nặng tối ưu cho trẻ:
Giai đoạn thai kỳ:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra, 1.000 ngày đầu đời (thời điểm người mẹ bắt đầu mang thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi) là giai đoạn mấu chốt giúp trẻ phát triển thể chất, đặc biệt là chiều cao.
Riêng giai đoạn thai kỳ, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của thai nhi. Do đó, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng thiết yếu để góp phần giúp trẻ phát triển hệ xương, tăng sức đề kháng, đồng thời kiểm soát chiều cao cân nặng của trẻ đạt chuẩn ngay từ giai đoạn mang thai.
Giai đoạn 0 – 2 tuổi:
Giai đoạn 0 – 2 tuổi là giai đoạn phát triển vàng của trẻ nhỏ. Trong giai đoạn này, thể chất và trí tuệ của trẻ đều phát triển với tốc độ rất nhanh. Chỉ trong thời gian 6 tháng tuổi đến 2 tuổi, trọng lượng não của trẻ nhỏ đã tăng trưởng bằng 80% não người trưởng thành.
Do đó, cha mẹ cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này để giúp trẻ phát triển tối đa về thể chất và trí tuệ, làm đà cho sự phát triển của trẻ trong các giai đoạn sau.
Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì:
Tiền dậy thì, dậy thì hay tuổi dậy là một giai đoạn phát triển giúp cơ thể bé trai và bé gái phát triển vượt bậc cả về mặt thể chất và tinh thần. Cụ thể, tuổi dậy thì ở bé gái thường rơi vào khoảng 8-13 tuổi, trong khi đó tuổi dậy thì của bé trai thường bắt đầu muộn hơn, từ khoảng 9 – 14 tuổi, có khi kéo dài hơn.
Trong giai đoạn tiền dậy thì, chiều cao của trẻ có thể tăng từ 6 – 10cm mỗi năm. Vì vậy, cha mẹ cần cung cấp năng lượng, dưỡng chất phù hợp cho trẻ để giúp trẻ phát triển chiều cao và ổn định cân nặng tốt nhất
3. Thói quen vận động của trẻ
Thói quen vận động thường xuyên có thể giúp kích thích sự phát triển tốt hệ cơ xương khớp cũng như hệ thần kinh của trẻ. Bởi vậy các môn thể thao như bóng rổ, đạp xe, bơi lội, nhảy dây,… không chỉ giúp trẻ cải thiện chiều cao, cân nặng mà còn hạn chế được nhiều bệnh lý. Ngoài ra, trẻ nhỏ có thói quen vận động thường có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Giấc ngủ sẽ giúp hỗ trợ tăng mật độ xương, tăng tiết hormon tăng trưởng, từ đó giúp trẻ tăng chiều cao tối ưu.
Để kịp thời xác định chính xác tình trạng thừa, thiếu cân hay chiều cao của trẻ đang như thế nào, có đạt chuẩn hay không, cần làm gì để trẻ có thể phát triển tốt, toàn diện, cha mẹ có thể đưa trẻ đến thăm khám tại Hệ thống Phòng khám Dinh Dưỡng Nutrihome.
Nutrihome hiện là địa chỉ uy tín hàng đầu tại Việt Nam giúp cha mẹ giải quyết triệt để những lo lắng về vấn đề dinh dưỡng, vận động của trẻ nhỏ. Với sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại bậc nhất và quy trình, phác đồ khám, điều trị toàn diện, đội ngũ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm tại Nutrihome sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn chi tiết về dinh dưỡng, vận động phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp trẻ nhanh chóng đạt được các chỉ số chuẩn theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của WHO.
4. Giấc ngủ
Giấc ngủ ảnh hưởng Rất nhiều bố mẹ thắc mắc rằng dù đã cho con ăn đủ chất, vận động thường xuyên nhưng con vẫn chưa thể cao lớn như mong muốn. Rất có thể bố mẹ đang không chú ý đến giấc ngủ của con.
Theo đó, trẻ ngủ không điều độ, đúng giờ, ngủ không sâu giấc… sẽ khiến cơ thể không tiết đủ hormone tăng trưởng (GH – Growth Hormone), vô tình làm hạn chế khả năng phát triển chiều cao tốt nhất ở trẻ.
Hormone GH do tuyến yên tiết ra, có chức năng kích thích sự tăng trưởng gần như toàn bộ tế bào trong cơ thể, giúp cơ thể cao lớn hơn. Theo các chuyên gia, cơ thể sẽ tiết hormone GH cao nhất khi cơ thể đang ngủ sâu giấc, vào khoảng 22 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau. Do đó để cơ thể tiết hormone GH tốt nhất, trẻ bắt buộc phải ngủ trước 10 giờ và ngủ sâu giấc.
5. Môi trường sống
Dù không phải là yếu tố mang tính quyết định đến cách để tăng chiều cao cho trẻ, tuy nhiên, yếu tố từ môi trường sống vẫn có thể tác động đến sự phát triển chiều cao, thể chất và sức khỏe của trẻ. Ba mẹ nên tạo cho trẻ một môi trường sống thoải mái và trong lành, hạn chế sự ô nhiễm không khí, nước, thuốc lá, tiếng ồn.
Ngoài ra, cần tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết cho trẻ để giúp trẻ tránh mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Không lạm dụng các loại kháng sinh liều cao trong thời gian dài, chỉ dùng thuốc khi có sự tư vấn của bác sĩ.
Cách tăng chiều cao cho trẻ: 3 giai đoạn quan trọng
Trẻ em có 3 giai đoạn phát triển nhanh về chiều cao, đó là thời kỳ bào thai, giai đoạn từ 0-2 tuổi và giai đoạn dậy thì. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý và chăm sóc đặc biệt cho trẻ trong những giai đoạn này để giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa.
1.Giai đoạn bào thai
Trong giai đoạn này, trẻ có thể phát triển nhanh về chiều cao và đạt cột mốc quan trọng vào trước tuần thứ 15 của thai kỳ. Đặc biệt, từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của em bé đã hình thành và phát triển nhanh chóng, bắt đầu có sự phân chia các bộ phận rõ ràng. Tháng 5-6 của thai kỳ, khớp tay và chân có thể cử động. Sang tháng 7-8, đã phát triển cơ quanh xương. Và đến tháng cuối cùng của thai kỳ, xương của bé đã hình thành xương cứng với đầy đủ các bộ phận (nhưng xương của thai vẫn rất mềm so với trẻ em hay người lớn). Cân nặng của mẹ bầu tăng từ 10-12kg trong suốt 9 tháng mang thai được khuyến cáo bởi Bộ Y tế để đảm bảo em bé có chiều cao chuẩn > 50cm khi sinh ra (tương ứng với cân nặng lúc sinh khoảng 3kg), từ đó tạo tiền đề cho trẻ tăng chiều cao hiệu quả sau này.
2. Giai đoạn từ 0 – 2 tuổi
Giai đoạn từ 0-2 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển chiều cao và thể chất vượt trội. Trẻ nhỏ dưới 12 tháng có tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác, nặng gấp 3 lần cân nặng lúc mới sinh và chiều dài nằm cũng tăng gấp rưỡi chiều dài lúc mới sinh vào cuối năm thứ nhất. Với chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đầy đủ, trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu và 10cm vào năm tiếp theo, tổng cộng lên đến 35cm. Sau đó, trẻ chỉ tăng trung bình khoảng 5cm một năm trong các năm 2 tuổi đến 10 tuổi.
3. Giai đoạn dậy thì
Giai đoạn dậy thì là cơ hội cuối cùng giúp trẻ tăng tốc phát triển chiều cao tối đa. Dinh dưỡng và vận động cũng góp phần đánh thức tối đa chiều cao tiềm năng ở tuổi tiền dậy thì. Trẻ gái từ 8-13 tuổi và trẻ trai từ 9-14 tuổi có thể tăng chiều cao mỗi năm khoảng 6-10 cm và 7-12cm tương
Do đó, bố mẹ không nên chỉ tập trung chăm sóc giúp trẻ tăng chiều cao khi trẻ đã bước vào giai đoạn dậy thì (trẻ có kinh nguyệt hay xuất tinh lần đầu tiên), vì như vậy là đã muộn. Thay vì vậy, cần tập trung chăm sóc trẻ xuyên suốt các độ tuổi trước và trong dậy thì, đó là cách để tăng chiều cao cho trẻ tốt nhất.
Cách tăng chiều cao an toàn và nhanh chóng cho trẻ
Việc tăng chiều cao của trẻ phụ thuộc vào di truyền, nhưng bố mẹ có thể tập trung vào các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, vận động và lối sống để giúp bé phát triển chiều cao tối đa. Dưới đây là các bước để tăng chiều cao cho trẻ một cách an toàn và nhanh chóng.
1. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, chiếm 32% tổng số. Bố mẹ cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ, bao gồm: chất đạm, sắt, i-ốt, canxi, phospho, axit folic, vitamin D, axit béo không no… Trẻ cần được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Ngoài ra, trẻ cần được xây dựng chế độ ăn khoa học và phù hợp với độ tuổi để bé phát triển tốt nhất.
2. Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên
Vận động giúp kéo dài các cơ, giúp xương chắc khỏe và kích thích sự phát triển của sụn tăng trưởng. Điều này cũng giúp sản sinh hormone tăng trưởng GH giúp trẻ tăng chiều cao. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ chơi các trò vận động tay chân hoặc các môn thể thao như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ… từ 30-60 phút/ngày.
3. Chú ý đến giấc ngủ của trẻ
Để tăng chiều cao cho trẻ, bố mẹ nên chú ý đến giấc ngủ của bé. Trong khung giờ 22h đến 4h sáng, hệ xương của trẻ sẽ phát triển mạnh, đạt đỉnh cao nhất lúc 0h. Hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều nhất vào thời điểm này, giúp xương hấp thụ canxi tốt hơn. Do đó, bố mẹ cần đảm bảo bé ngủ đúng giờ, trước 21h cho trẻ chưa đi học và trước 22h cho trẻ đã đi học. Để bé ngủ ngon và sâu giấc, phụ huynh nên đảm bảo không gian phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát và sạch sẽ. Gối và chăn nên mềm mại và thoải mái, quần áo nên rộng rãi để bé có thể vận động tự do.
4. Tạo ra môi trường sống tốt cho trẻ
Bố mẹ không nên để con tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử vì chúng có thể gây nghiện và ảnh hưởng đến quá trình tăng chiều cao của trẻ. Thay vì tạo điều kiện cho trẻ học tập và vui chơi nhiều hơn ở ngoài trời cùng các hoạt động bổ ích.
Bên cạnh đó, để chiều cao phát triển tốt nhất, bé cần được sống trong môi trường vui vẻ, hạnh phúc, không khí trong lành. Vì vậy, bố mẹ cần hạn chế hút thuốc lá, hạn chế dùng các chất kích thích; tránh căng thẳng, xung đột gia đình; khi dạy con, thay vì dùng đòn roi, la mắng, nên thể hiện sự quan tâm bằng tình yêu thương.
5. Cải thiện tư thế cho trẻ
Các thói quen về tư thế từ nhỏ ở trẻ góp phần làm nên vóc dáng lý tưởng sau này. Trẻ ngồi sai tư thế quá lâu khi học bài, đeo vác cặp xách quá nặng so với cơ thể có thể ảnh hưởng đến xương khớp. Các bạn liên quan đến cong vẹo cột sống, gù lưng… đều khó phát triển chiều cao ở trẻ.
Bố mẹ nên điều chỉnh các tư thế đứng cho trẻ trong các hoạt động thường ngày, nên luyện cho trẻ đứng thẳng và ngồi thẳng lưng để tạo nên những thói quen tốt cho trẻ ngay từ nhỏ.
6. Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ cho trẻ
Việc kiểm tra và tầm soát toàn diện sức khoẻ, dinh dưỡng cho trẻ sẽ giúp bố mẹ nắm bắt chính xác và phát hiện các vấn đề mà con trẻ đang gặp phải và kịp thời can thiệp bằng giải pháp hữu ích. Vì cân nặng, chiều cao của trẻ cũng là một chỉ số quan trọng nói lên tình trạng sức khỏe bên trong của trẻ. Định kỳ 6 tháng/1 lần bố mẹ nên cho trẻ đến thăm khám tại các địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín.
Hiện nay, bố mẹ có thể cho trẻ đến tầm soát và thăm khám tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome. Địa chỉ uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với hệ thống 8 trung tâm đang hoạt động TP.HCM và Hà Nội.
Tại đây, trẻ sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm thăm khám để tìm ra cách tăng chiều cao cho trẻ tối ưu nhất, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn phù hợp sở thích cũng như hướng dẫn các bài tập rèn luyện thể chất hàng ngày nhằm hỗ trợ tăng trưởng chiều cao tối đa.