Ngày nay, khoa học đã chứng minh việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất dành cho trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) mang lại lợi ích thiết thực cho cả mẹ và bé. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh và nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung từ tròn 6 tháng tuổi kết hợp với bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng trong ngày của bà mẹ đang nuôi con bú nên tuân theo Tháp dinh dưỡng hợp lý dành cho bà mẹ đang nuôi con bú như sau:
Do đó, mẹ cần cung cấp đủ lượng Kcalo bằng việc bổ sung các thực phẩm lợi sữa để đảm bảo lượng sữa tiết đủ cho con.
Mục lục
- Phụ nữ sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa, tốt cho sức khỏe?
- Rau ngót – Lợi sữa, giàu sắt và vitamin
- Móng giò – nhiều sữa, giàu chất đạm
- Đu đủ – Giàu chất béo, vitamin
- Thịt bò – Nhiều sữa, không lo béo
- Quả sung – Giàu protein
- Rong biển – Chứa nhiều đạm
- Chuối sứ – Tăng sữa hiệu quả
- Nước gạo lứt đỗ đen rang – Nhiều khoáng chất có lợi
- Yến mạch
- Rau má – Thanh nhiệt, giải độc
- Rau đay – Dồi dào chất béo
- Sữa công thức hoặc sữa đậu nành
- Sữa ấm
- Các loại hạt lợi sữa
- 15. Lá đinh lăng
- Ăn mướp
- Rau khoai lang
- Ngũ cốc
- Cây thì là
- Chè vằng lợi sữa cho mẹ sau sinh
- Hoa chuối
- Củ sen
- Rau hoàng kỳ
- Quả vú sữa
- Thông thảo
- Nước mè đen
- Cá chép
- Thịt nạc
- Đồ nếp
- Quả bầu
- Quả hồng xiêm
- Thực đơn của phụ nữ sau sinh cần chú ý những gì?
Phụ nữ sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa, tốt cho sức khỏe?
Rau ngót – Lợi sữa, giàu sắt và vitamin
Thành phần rau ngót có chứa hàm lượng sắt dồi dào, nhiều đạm, vitamin A, vitamin C, chất xơ… sẽ tăng chất lượng sữa mẹ, gọi sữa về nhiều hơn. Bên cạnh đó còn giúp đẩy sản dịch sau sinh ra ngoài cơ thể nhanh hơn.
Phụ nữ sau sinh có thể chế biến rau ngót bằng cách luộc, canh rau ngót nấu thịt hoặc rau ngót xào…
Tuy nhiên rau ngót thực sự không tốt cho phụ nữ mang thai vì nó gây ra những cơn co thắt ở tử cung, dẫn đến khả năng sảy thai, sinh non.
Móng giò – nhiều sữa, giàu chất đạm
Móng giò là loại thực phẩm rất nổi tiếng về tác dụng lợi sữa không chỉ được sử dụng ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nước Châu Á khác. Các cụ xưa có quan niệm “Sau sinh ăn cháo móng giò nhiều sữa” bởi ăn bát cháo móng giò suốt cả đêm no nhờ gelatin trên bì. Đó là một loại chất đạm, cho mẹ chất dinh dưỡng để có lượng sữa dồi dào.
Trong móng giò có chứa hàm lượng chất béo động vật cao, khi ăn nhiều móng giò thì sữa mẹ sẽ béo hơn vì chất béo bão hòa.
Tuy nhiên, nếu mẹ ăn 5 bữa đầy đủ đủ 4 nhóm thực phẩm, đặc biệt nhiều canh cho mẹ sau sinh thì sau mỗi bữa, sữa sẽ đầy ở buồng ti của mẹ, không cần phải ăn cháo móng giò., ăn nhiều móng gió cũng không phải tốt, lượng chất béo bão hòa trong sữa nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng tắc tia sữa trong điều kiện nhiệt độ thấp, tăng mỡ máu, béo phì hoặc mắc các bệnh về tiêu hóa.
Các bác sĩ khuyến khích mẹ chỉ nên ăn móng giò 1 – 2 bữa/tuần, chế độ ăn nên đa dạng các loại thực phẩm lợi sữa khác.
Đu đủ – Giàu chất béo, vitamin
Nếu phụ nữ đang cho con bú muốn tìm kiếm một loại thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh thì đu đủ chín sẽ là lựa chọn thích hợp. Đu đủ là loại trái cây giàu giá trị dinh dưỡng gồm protein, chất béo cùng nhiều khoáng chất và các loại vitamin thuộc nhóm, A, B, C, D, E. Đặc biệt khi ăn đu đủ, cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormone oxytocin làm tăng lượng sữa tiết ra nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên những chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn loại quả này.
Ngoài ra, phụ nữ sau sinh ăn đu đủ còn giúp kiểm soát cân nặng, nâng cao hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, giảm táo bón, tốt cho thị lực, phòng ngừa ung thư.
Bạn có thể chế biến du đu với nhiều món ăn như đu đủ non hầm móng giò, mẹ cũng có thể dùng đu đủ nấu với cá chép, cá quả vừa dễ ăn vừa lợi sữa.
Thịt bò – Nhiều sữa, không lo béo
Thịt bò xứng đáng được xếp vào danh sách những thực phẩm lợi sữa.
Hàm lượng đạm cao và dồi dào vitamin B12 trong thịt bò thăn không chỉ giúp bổ máu, tăng dẫn truyền thần kinh mà còn giúp mẹ có lợi sữa dồi dào cho con mà không lo tăng cân.
Theo dân gian truyền miệng, phụ nữ sinh mổ ăn thịt bò rất dễ bị lồi sẹo hoặc thâm sẹo, hay các vấn đề khác như tắc tia sữa, ảnh hưởng đến cơ thể của các mẹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, sẹo lồi, sẹo thâm xuất hiện hay không phụ thuộc vào cơ địa của từng người chứ không phải do ăn thịt bò. Vì vậy, các mẹ hoàn toàn yên tâm bổ sung thịt bò vào chế độ dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau khi sinh. (Nguồn: benhvienthucuc.vn)
Mẹ có thể chế biến các món thịt bò hầm khoai tây, thịt bò hấp, thịt bò xào, cháo thịt bò để đổi món trong tuần.
Quả sung – Giàu protein
Quả sung có tính bình, vị ngọt, chứa hàm lượng protein lớn, nhiều loại vitamin như A, B, C và khoáng chất như canxi, sắt, kali, magie hơn hẳn các loại quả khác nên được sử dụng để điều trị nhiều bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cứ trong 100g quả sung có chứa 1g protein, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g.
Quả sung còn đóng vai trò là thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh, giúp mẹ ăn ngon miệng hơn để có thêm nhiều sữa cho con bú.
Quả sung tốt là thế nhưng mẹ sau sinh không nên ăn sung muối hay ăn sống sẽ dễ bị đau bụng ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Thay vào đó hãy chế biến quả sung thành các món ăn khác như quả sung kho thịt, sung hầm móng giò, cháo quả sung đường phèn.
Rong biển – Chứa nhiều đạm
Người Hàn Quốc, Nhật Bản rất ưa chuộng rong biển, coi đây là một thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh rất hiệu quả. Hàm lượng cao các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất như iot, sắt, magie, selen, omega, kẽm… trong rong biển không chỉ lợi sữa, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mẹ mà còn giúp phát triển trí não cho trẻ. Có thể dùng rong biển nấu canh ăn thường xuyên.
Chuối sứ – Tăng sữa hiệu quả
Hàm lượng dinh dưỡng cao vitamin B6, mangan, vitamin C, kali, protein, folate… trong chuối được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao là một thực phẩm có tác dụng lợi sữa mà không sợ tăng cân.
Loại chuối này có vỏ hơi sần, quả tròn, to hơn các loại chuối khác, rất giàu giá trị dinh dưỡng. Ngoài thịt chuối, các chuyên gia cho biết lớp vỏ mỏng bên ngoài thịt chuối sứ có tác dụng giúp sản phụ tăng sữa và giúp sữa về nhiều hơn.
Ngoài ra, cơ thể sản phụ sau sinh sẽ bị thiếu máu do mất nhiều máu trong quá trình sinh nở nên cần thiết phải bổ sung những thực phẩm có hàm lượng sắt cao như chuối. Quan trọng hơn khi cơ thể mẹ hấp thu nhiều sắt sẽ giúp hàm lượng sắt trong sữa tăng theo, giúp trẻ phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt.
Nước gạo lứt đỗ đen rang – Nhiều khoáng chất có lợi
Sự kết hợp giữa hai thành phần gạo lứt và đỗ đen đã tạo nên một loại thức uống tuyệt vời với nhiều công dụng. Đặc biệt nước gạo lứt đỗ đen rang lợi sữa nên rất thích hợp cho những phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Cả gạo lứt và đỗ đen đều giàu giá trị dinh dưỡng như tinh bột, chất đạm, chất xơ, các axit như folic (vitamin M), B1, B2, B3, B6, pantothenic (vitamin B5), phytic, para aminobenzoic (PABA) cùng nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, magie, sắt, glutathione, selen, natri và kali. Tất cả các vitamin và khoáng chất này sẽ giúp giải độc cơ thể, đào thải độc tố tích tụ dưới da nên giúp mẹ sau sinh giảm cân an toàn, đồng thời nguồn sữa cũng về dồi dào hơn.
Quan trọng hơn các nghiên cứu đã chỉ ra gạo lứt có hàm lượng đạm lên tới 30%, lượng chất dầu béo gấp 3- 5 lần, lượng vitamin B1 hơn 4 lần và lượng axit pantothenic ấp 4 lần so với gạo trắng.
Vậy nên có thể hiểu vì sao nước gạo lứt đỗ đen rang được xếp hàng đầu trong danh sách thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh mà chị em không thể bỏ qua.
Yến mạch
Có một lượng lớn các khoáng chất thiết yếu như kẽm, canxi, mangan, chất xơ hòa tan, vitamin B trong yến mạch mang tác dụng tăng năng lượng, nâng tâm trạng, chống căng thẳng, mệt mỏi, từ đó tạo điều kiện lý tưởng về thể trạng để tăng lượng sữa và chất lượng sữa của mẹ.
Bên cạnh đó, trong yến mạch còn có saponin (kích thích hormone sản xuất sữa mẹ), estrogen thực vật (kích thích tuyến sữa), beta – glucan (tăng mức độ hormone prolactin).
Mẹ có thể ăn yến mạch theo nhiều cách: nấu cháo yến mạch, uống trà yến mạch, bánh muffins yến mạch, súp yến mạch…
Rau má – Thanh nhiệt, giải độc
Nhờ công dụng giải nhiệt, giúp kháng khuẩn, máu huyết lưu thông tốt hơn, cải thiện cấu trúc và tái tạo mô da mới, nhuận tràng, lợi tiểu và bồi bổ sức khỏe bằng nhiều dưỡng chất tốt như beta caroten, alkaloids, saponins, flavonols, Fe, Mg, Mn, P, Kali cùng nhiều vitamin B1, B2, B3, C, K… nên rau má được cho vào danh sách các thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh.
Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ có thể uống nước ép rau má hoặc ăn các món ăn từ rau má như: rau má nấu thịt, sinh tố rau má, rau má nấu hến.
Rau đay – Dồi dào chất béo
Bà đẻ nên ăn 150 – 200g rau đay vào những bữa chính hàng ngày của tuần đầu tiên.
Trong 100g rau đay có chứa 92g nước chứng tỏ lượng nước của rau đay rất lớn nên sẽ làm tăng thể tích sữa, gọi sữa về nhiều hơn đồng thời chứa nhiều chất như canxi, beta carotene, vitamin C giúp thanh nhiệt giải độc, ngăn ngừa táo bón, khai thông tiểu tiện. Món canh rau đay nấu tôm vừa dễ nấu lại dễ ăn và có lợi cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh.
Các tuần sau, mỗi tuần ăn 2 lần từ 200 – 250g sẽ rất có tác dụng tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa.
Các mẹ có thể dùng rau đay để nấu canh, rất dễ ăn và đặc biệt đây là loại rau phổ biến trong mùa hè nên rất dễ kiếm.
Sữa công thức hoặc sữa đậu nành
Mẹ sau sinh có thể uống sữa cho con bú, sữa công thức càng tốt, bên cạnh đó, có thể uống sữa đậu nành.
Lượng estrogen trong sữa đậu nành cao giúp người mẹ tính nữ nhiều, việc tạo sữa sẽ nhiều hơn.
Sữa ấm
Trước khi cho bé bú khoảng 15 – 20 phút, thói quen uống sữa ấm sẽ hỗ trợ giúp sữa mẹ đặc hơn và tăng tiết sữa nhiều hơn ngoài việc dùng những thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh khác. Hơn hết, việc uống sữa ấm còn bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh.
Các loại hạt lợi sữa
Các loại hạt lợi sữa như hạnh nhân, hạt lanh, hạt chia, hạt bí ngô… được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ sau sinh nên bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Hạt mè: giàu canxi, estrogen thực vật và phytoestrogen rất tốt cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
- Hạnh nhân: giàu vitamin E, omega – 3, đạm, canxi không chỉ là thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh mà còn tăng vị ngọt tự nhiên cho sữa.
- Hạt lanh: chứa nhiều estrogen, các axit béo (omega – 3, ligin) cùng chất xơ (hòa tan, không hòa tan) điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể mẹ.
- Hạt chia: nhiều protein, chất xơ và omega – 3 tăng tiết sữa, giảm hấp thu chất béo, chống táo bón.
- Hạt bí ngô đều có chứa thành phần cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể và tăng tiết sữa cho mẹ sau sinh như cucurbitin, carotene, vitamin A, vitamin B1, B2, protit, dầu béo.
Mẹ có thể ăn xen kẽ từng loại hạt hoặc trộn các loại hạt lại với nhau thành ngũ cốc để đảm bảo luôn đủ sữa cho con bú.
15. Lá đinh lăng
Lá đinh lăng có tính mát, sở hữu nhiều vi chất tốt như saponin, vitamin nhóm B, vitamin C, hơn 20 loại axit amin, chất chống oxy hóa, sắt, kẽm, phốt pho, kali… không chỉ là thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh mà còn hỗ trợ bồi bổ sức khỏe toàn diện.
Mẹ bỉm sữa có thể sử dụng lá đinh lăng theo nhiều cách như nấu nước uống, hấp cá, nấu canh tôm kèm dứa, nấu sườn, hầm gà táo tàu hạt sen…\
Ăn mướp
Một trong những tác dụng to lớn nhất của quả mướp với sản phụ chính là khả năng lợi sữa, kích thích quá trình tiết sữa để mẹ có nguồn sữa dồi dào cho trẻ bú. Đồng thời giảm căng tức ngực, tắc tia sữa.
Loại thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh này còn có thêm công dụng giải nhiệt, giảm mụn, làm đẹp vòng một.
Có thể chế biến mướp thành nhiều món ăn như canh mướp, mướp xào, mướp luộc.
Rau khoai lang
Rau khoai lang nên được bổ sung vào thực đơn cho phụ nữ sau sinh nhiều sữa vì chứa nhiều loại vitamin A, C, B6… phòng ngừa táo bón và hỗ trợ tiêu hóa tốt. Ăn rau khoai lang giúp dễ hấp thu và chuyển hóa, thúc đẩy nhanh quá trình tăng tiết sữa cho phụ nữ đang cho con bú mà không phải lo tăng cân.
Ngũ cốc
Hàm lượng chất béo trong ngũ cốc rất thấp nhưng ngược lại, hàm lượng chất xơ lại dồi dào. Không những thế, lượng vitamin B và acid folic cao trong ngũ cốc sẽ bổ sung năng lượng cho mẹ sau sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong các loại đậu có một chất hoạt động như estrogen có khả năng kích thích sự phát triển của tuyến vú, đồng thời lại rất tốt cho tâm trạng và sắc đẹp của phụ nữ sau sinh.
Các loại ngũ cốc lợi sữa được sử dụng phổ biến nhất là bột yến mạch và lúa mạch. Sử dụng sữa đậu nành, cháo đậu xanh hoặc các món ăn từ đậu hầm nhừ sẽ giúp mẹ có được lượng sữa dồi dào.
Cây thì là
Trong thành phần của cây thì là có hoạt chất giống estrogen giúp thúc đẩy quá trình tiết sữa. Bên cạnh đó thì là còn phòng ngừa rụng trứng sớm, như một phương pháp tránh thai hiệu quả. Mẹ bỉm có thể nấu canh thì là hoặc hãm cây thì là với nước sôi uống.
Thế nhưng không nên lạm dụng việc sử dụng cây thì là vì có thể dẫn tới các cơn co giật cơ bắp hoặc bị ảo giác.
Chè vằng lợi sữa cho mẹ sau sinh
Từ xa xưa, trong dân gian đã truyền tai nhau sử dụng vị thuốc chè vằng để đắp ngoài tuyến vú chữa viêm tuyến vú, uống vào cơ thể để thanh nhiệt, giải độc, lợi sữa…
Lá chè vằng có thành phần chính là flavonoid, glycosit đắng và ancaloid giúp kích thích sự ngon miệng làm tăng sự tạo sữa.
Khi uống chè vằng, mẹ sau sinh cũng cần lưu ý chỉ nên uống với lượng vừa phải, không uống với liều cao kéo dài sẽ gây tác dụng ngược làm mất sữa.
Hoa chuối
Hoa chuối nấu tôm, hoa chuối nấu móng giò, hoa chuối nấu cá chép… là những món ăn nằm trong thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa được dân gian truyền lại. Hoa chuối có thể thúc đẩy sự tiết sữa của mẹ đồng thời chất ethanol trong loại thực phẩm này còn đẩy nhanh tiến trình lành vết thương sau sinh nở, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Củ sen
Thành phần của củ sen chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất, tinh bột mang lại công dụng tốt cho lá lách, dạ dày, thanh nhiệt, lợi sữa cho mẹ sau sinh. Củ sen còn hỗ trợ giảm cân sau sinh vì rất ít calo, giàu chất xơ nên giúp dạ dày cảm thấy nhanh no nhưng vẫn nhiều năng lượng.
Củ sen được chế biến thành nhiều món khác nhau như sườn kho củ sen, củ sen kho tương, củ sen kẹp cốm chiên giòn, củ sen hầm móng giò…
Rau hoàng kỳ
Rau hoàng kỳ được bổ sung vào thực đơn cho mẹ nhiều sữa mà không béo vì có tác dụng chống oxy hóa, kích thích tế bào miễn dịch cơ thể và giải phóng nguồn sữa bị tắc. Để trị chứng mất sữa, mẹ sau sinh có thể thái nhỏ rau hoàng kỳ nấu với thịt để ăn.
Quả vú sữa
Vú sữa là loại trái cây thơm ngon và có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nằm trong danh sách các loại thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh được các chuyên gia khuyến khích sử dụng. Thành phần giàu vitamin A, B, C, glucid, protein, sắt, chất xơ, lipid của loại trái cây này không chỉ lợi sữa mà còn tốt cho người bị đái tháo đường thai kỳ.
Thông thảo
Theo đông y, thông thảo có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị vấn đề chậm sữa sau sinh, tắc tia sữa, ít sữa, kích thích lợi sữa cả về chất lượng và số lượng. Bên cạnh đó thông thảo còn thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu cơ thể.
Bài thuốc lợi sữa từ thông thảo được nhiều mẹ yêu thích là nước uống thông thảo ý dĩ.
Nước mè đen
Mè đen có vị ngọt, tính bình mang tác dụng nhuận tràng, bổ tạng, dưỡng huyết, lợi sữa, an thần, giảm táo bón. Đó là lý do tại sao khi thắc mắc ăn gì để nhiều sữa, nước mè đen luôn được nhắc tới đầu tiên.
Ngoài nước mè đen, phụ nữ đang cho con bú có thể ăn mè đen theo cách khác như chè mè đen, muối vừng mè đen, xôi mè đen…
Cá chép
Cá chép có thịt ngọt, dễ ăn, mang tác dụng giải độc, thúc đẩy tử cung co bóp để ép sản dịch sau sinh ra ngoài. Cá chép cũng là loại thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh, phù hợp cho những mẹ bị mất sữa, ít sữa.
Cá chép được chế biến thành nhiều món ăn như cháo cá chép, canh cá chép, cá chép sốt cà chua…
Thịt nạc
Món ăn từ thịt nạc có chứa nhiều sắt, protein, khoáng chất cần thiết cho quá trình tạo sữa và kích thích tiết sữa. Trong thịt nạc cũng có ít chất béo nên mẹ không lo tăng cân.
Đồ nếp
Đồ nếp gồm có xôi, bánh chưng, bánh nếp… từ gạo nếp được đánh giá là thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh rất tốt.
Trong gạo nếp có hàm lượng protein, chất xơ, chất béo cao nên bổ sung năng lượng hiệu quả. Tuy nhiên mẹ mới sinh không nên ăn quá nhiều đồ nếp vì sẽ bị đầy hơi, khó chịu do chất amilopectin trong đồ nếp gây nên.
Quả bầu
Trong quả bầu có hàm lượng nước cao nên khi ăn loại quả này cơ thể mẹ sẽ được bổ sung thêm nước, góp phần đủ lượng sữa cho trẻ bú. Khi ăn bầu, cơ thể mẹ cũng sẽ mau chóng phục hồi, hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Những món ngon từ bầu có thể kể đến là bầu luộc, bầu nấu tôm, bầu xào thịt bò…
Quả hồng xiêm
Hồng xiêm chín ăn ngọt, mát lại giàu canxi, sắt nên được các mẹ sau sinh yêu thích sử dụng. Ăn hồng xiêm mỗi ngày không chỉ lợi sữa mà còn giúp sữa đặc và thơm mát hơn, mẹ có thêm năng lượng, hạn chế tình trạng táo bón ở giai đoạn cho con bú.
Các thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh chỉ hỗ trợ một phần trong quá trình sản xuất sữa cho trẻ bú. Vì vậy thay vì ăn nhiều, mẹ nên xây dựng chế độ ăn hợp lý và đầy đủ các chất dinh dưỡng khác. Mẹ đừng cố ăn những thực phẩm mà bản thân không thích và cũng không cần kiêng cữ quá nhiều dẫn đến tâm lý căng thẳng, mệt mỏi.
Thực đơn của phụ nữ sau sinh cần chú ý những gì?
Đa dạng hóa thức ăn để cung cấp đủ sữa cho con
Mẹ sau sinh cần chú ý là thức ăn phải đa dạng, phối hợp thức ăn tinh và thô một cách hợp lý.
Mỗi ngày có thể ăn 5 – 6 bữa, người mẹ không nên kiêng cữ quá nhưng tránh đồ ăn sống, nhiều mỡ, cay, có tính kích thích.
Trong thời gian cho con bú, rượu, hút thuốc phải kiêng tuyệt đối. Một số bà mẹ có di chứng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai cần phải ăn hạn chế muối.
– Những bà mẹ bị rách tầng sinh môn và phải khâu:
Nên ăn thức ăn ít chất bã, chia nhỏ bữa ăn, 5 – 6 lần/ngày, ăn trong 3 ngày.
– Những bà mẹ phải đẻ mổ, sau khi mổ:
Khi đường ruột đã hồi phục (khoảng 24 tiếng sau mổ) có thể áp dụng chế độ ăn từng lỏng đến đặc dần.
Sau khi người mẹ có thể tự đi đại tiện được, có thể ăn chế độ bình thường.
Gợi ý bữa ăn cho phụ nữ sau sinh để nhiều sữa cho con
- Ăn tăng bữa: Bởi nhu cầu năng lượng cao, cùng với yêu cầu được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm cả các vi chất dinh dưỡng, nên khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang cho con bú nên được chia làm nhiều bữa trong ngày (trung bình chia ra 3-6 bữa/ngày).
- Ăn đa dạng: Bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm (ít nhất có mặt 10-15 loại thực phẩm) với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (chất bột đường; chất đạm; chất béo; và nhóm vitamin/khoáng chất). Khẩu phần cũng cần cung cấp đủ nhu cầu canxi (1300mg/ngày), lượng canxi này vừa để cung cấp cho trẻ thông qua sữa mẹ vừa để phòng tránh mất canxi trong xương của chính người mẹ. Ngoài các thực phẩm giàu can xi khác (như thịt; cá; trứng; các loại thủy hải sản…) bà mẹ cần sử dụng 6,5 đơn vị sữa mỗi ngày (1 đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa dạng lỏng pha chuẩn, hoặc 15g pho mai hoặc 1 cốc sữa chua 100g), mỗi đơn vị sữa sẽ cho ta khoảng 100mg canxi. Trong trường hợp cần thiết, người mẹ cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc về bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin D và Canxi. Uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 đến 15 cốc nước).
Phụ nữ sau sinh cần chú ý uống nước đầy đủ
- Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, trong thời gian cho con bú, các mẹ bỉm sữa cần phải chú ý đặc biệt đến việc uống nước để đảm bảo nguồn năng lượng trong cơ thể và lượng sữa tiết ra đều đặn.
- Trung bình mỗi ngày chị em cần uống ít nhất 2 lít nước và không nên đợi đến khi khát mới uống, bởi khi đó cơ thể đã bắt đầu bị mất nước.
- Ngoài nước lọc, mẹ bỉm sữa có thể dùng thêm nước trái cây hay sinh tố… Lưu ý là hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa caffeine như cà phê hoặc trà (không quá 300 mg/1 ngày).
- Caffeine lẫn trong sữa mẹ có thể làm em bé trở nên dễ cáu kỉnh, kích động và khó ngủ.
- Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học và đa dạng thực phẩm, bà đẻ cũng cần lưu ý có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi sức khỏe.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.